DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG!

*BẠN ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN ? HÃY ĐĂNG NHẬP TỪ BÂY GIỜ ĐỂ TÌM CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM HAY QUANH TA.

*BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO DIỄN ĐÀN ? 24H CUỘC SỐNG PHIỀN BẠN ÍT PHÚT ĐỌC QUA MỤC "TRỢ GIÚP" HOẶC ĐĂNG KÍ NHÉ!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! CHÚC BẠN SẼ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH CÙNG 24H CUỘC SỐNG.


YOUR SHARE TO GET TO SHARE!

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG!

*BẠN ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN ? HÃY ĐĂNG NHẬP TỪ BÂY GIỜ ĐỂ TÌM CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM HAY QUANH TA.

*BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO DIỄN ĐÀN ? 24H CUỘC SỐNG PHIỀN BẠN ÍT PHÚT ĐỌC QUA MỤC "TRỢ GIÚP" HOẶC ĐĂNG KÍ NHÉ!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! CHÚC BẠN SẼ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH CÙNG 24H CUỘC SỐNG.


YOUR SHARE TO GET TO SHARE!
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Game vui :Ăn trộm gạo
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Apr 18, 2013 4:08 pm by vi_noho84

» Chung cư Văn Phú Victoria, giá 15.5tr, 112m, tầng 12
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 10:13 am by btthom

» Chung cư Megastar Xuân Đỉnh, 90m, tầng 15, giá 21tr
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 10:10 am by btthom

» Chung cư Dương Nội 86m, căn số 5, giá 16.5tr
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 10:08 am by btthom

» Chung cư CT6 văn Khê, 100m CT6, tầng 9, căn 9, giá 17tr
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 10:05 am by btthom

» Chung cư Dream Town Coma 6, 89.5m, tầng 1107, giá 18tr/m
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 10:02 am by btthom

» Chung cư Tân Việt, 78m, tầng 6, giá 11tr
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 9:46 am by btthom

» Chung cư Văn Khê Hà Đông, 91m, căn 4A Tòa CT5A, giá 21tr/m
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 9:39 am by btthom

» Chung cư Làng Việt Kiều Châu Âu, 145m, tầng 809, Tòa T2, giá 21.5tr
Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? EmptyThu Sep 20, 2012 9:26 am by btthom

November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 15 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 15 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 365 người, vào ngày Thu Oct 10, 2024 4:45 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 46 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: asukantn

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 455 in 403 subjects
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG on your social bookmarking website

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search


Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn?

Go down

Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn? Empty Châu Âu: Khủng hoảng chính trị liên hoàn?

Bài gửi by Williambi Thu Dec 16, 2010 12:43 pm

Giống như những gì đã xảy ra trong các cuộc bầu cử địa phương ở Pháp, Đức trong năm 2010, sự thất bại của đảng cầm quyền Tây Ban Nha trong cuộc bầu cử lập pháp địa phương vừa qua một lần nữa cho thấy “mức cơm trong nồi” của cử tri tỉ lệ thuận với chỉ số tín nhiệm các nhà lãnh đạo. Trước Tây Ban Nha, cuộc khủng hoảng nợ công tại Ai Len cũng đã đẩy chính quyền Dublin tới quyết định bầu cử sớm và không biết còn nước nào nữa sẽ tiếp bước Ai Len?



Kết quả cuộc bầu cử lập pháp địa phương ngày 28/11 cho thấy các cử tri xứ Catalan đã dành tới 62 ghế cho đảng Convergencia i Unio (CiU) theo đường lối dân tộc trong cơ quan lập pháp vùng gồm 135 ghế. Trong khi đó, đảng Xã hội chỉ có 28 ghế. Đây là kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử 32 năm tồn tại và phát triển của đảng Xã hội - vốn nắm quyền điều hành khu vực đông bắc thịnh vượng này của Tây Ban Nha từ năm 2003 đến nay. Thất bại này càng làm gia tăng sức ép đối với Thủ tướng Zapatero, vốn đang phải đối mặt với những quan ngại Tây Ban Nha có thể sẽ trở thành Ai Len thứ hai của EU rơi vào khủng hoảng nợ. Kết quả này cũng là lời cảnh báo về một tương lai ảm đạm đối với đảng cầm quyền trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2011 và tổng tuyển cử năm tiếp theo.

Theo giới phân tích, kết quả tồi tệ này cho thấy người dân đã chán ngán và mệt mỏi với chính sách thắt chặt hầu bao của chính quyền Madrid. Trong 2 năm qua, nền kinh tế Tây Ban Nha đã bị tàn phá nghiêm trọng do bong bóng bất động sản phình to và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009.

Theo giới quan sát, trong tình thế hiện nay, Chính phủ Zapatero trong 18 tháng cầm quyền còn lại sẽ không còn lựa chọn nào khác là phải dựa vào các chính đảng đối lập nhỏ khác để theo đuổi các cuộc cải cách và tránh tổng tuyển cử trước thời hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang ngập trong nợ nần hiện nay, mọi dự án nhằm vực dậy lòng tin là điều khó thực thi.

Trước trường hợp của Tây Ban Nha, gần đây nhất, cuộc khủng hoảng tài chính tại Ai Len đã khiến chính trường nước này rơi vào khủng hoảng. Đây là hậu quả tất yếu của cuộc khủng hoảng tài chính, nhất là sau khi chính quyền của Thủ tướng Brian Cowen chấp nhận gói cứu trợ của châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong khi phe đối lập và nội bộ liên minh cầm quyền cực lực phản đối. Ai Len là thành viên thứ hai của EU, sau Hy Lạp phải cầu cứu nước ngoài trước nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, liều thuốc quốc tế mang vị đắng. Ai Len cam kết phải giảm chi để tiết kiệm 15 tỉ euro trong vòng 4 năm tới hòng kéo tỉ lệ thâm thủng ngân sách từ 32% hiện nay xuống 3% mỗi năm theo đòi hỏi của EU.

Ngay lập tức, tại Dublin, báo chí và nhiều người biểu tình trước tòa nhà chính phủ lên án quyết định cầu cứu nước ngoài và cho đây là một "thái độ đầu hàng, một quyết định nhục nhã". Đảng Xanh, một thành phần nhỏ hơn trong chính phủ liên hiệp của ông Cowen hôm 22/11 nói rằng, nhân dân Ai Len cảm thấy bị "đánh lạc hướng và phản bội" khi ông thủ tướng đổi ngược lập trường ban đầu về vụ cứu nguy.

Áp lực chính trị từ bên ngoài và bên trong đảng của Thủ tướng Cowen ngày càng tăng, thậm chí ngay cả trong nội các. Trước sức ép này, ông Cowen đề nghị một thỏa thuận với các phe chống đối, nhân danh lợi ích quốc gia và lợi ích của châu Âu. Ông kêu gọi các dân biểu Ai Len ủng hộ những nỗ lực của chính phủ để thực hiện một kế hoạch thắt lưng buộc bụng trong vòng 4 năm, bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách năm 2011.

Đổi lại, Thủ tướng Ai Len hứa sẽ cho tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào tháng 1/2011, sau khi Nghị viện Ai Len làm xong các công việc của mình. Ông tuyên bố sẽ đề nghị giải tán Quốc hội ngay sau khi tất cả các chi tiết pháp lý được triển khai, tức là các dự luật được thông qua, để có thể áp dụng một ngân sách rất quan trọng. Liệu ông Cowen có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước cho đến tận tháng 1/2011? Chưa có gì là chắc chắn cả.

Sau Ai Len, Tây Ban Nha, sẽ đến lượt ai? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, nhưng cũng rất khó. Nó đang là vấn đề nhức đầu cho ngay cả nguyên thủ các nước và các cơ quan đầu não trong châu Âu và cũng là đề tài tranh cãi gay gắt trong các giới chuyên viên tài chính - kinh tế ở châu Âu và trên thế giới.

Chính vì thế một số nước như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia do chính sách chi - thu không hợp lý trong nhiều năm qua nên đang gặp khó khăn lớn về thâm hụt ngân sách vượt xa các mức mà hiệp định về thiết lập đồng euro cho phép (3% GDP). Nghĩa là có thể rơi vào tình trạng của Hy Lạp trước đây và Ai Len hiện nay. Nếu xảy ra trường hợp Bồ Đào Nha, Italia, và nhất là Tây Ban Nha rơi vào khủng hoảng tài chính - tiền tệ thì nó sẽ gây ảnh hưởng nhanh và mạnh hơn, rất bất lợi cho đồng euro và cả Liên minh châu Âu. Vì đây là các nền kinh tế khá lớn và đông dân trong EU.

Vì thế hiện nay cả Ủy ban châu Âu lẫn chính phủ các nước trong khu vực đang tìm cách trấn an và đưa ra các biện pháp để khôi phục lòng tin trong dư luận đối với tình hình chính trị - kinh tế của các quốc gia thuộc EU. Trước hết chính phủ và người dân các nước đang gặp khó khăn trực tiếp trong tài chính - kinh tế có dám thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng và tăng gia sản xuất hay không. Mặt khác, các nước trong Liên minh EU, đặc biệt là Đức và Pháp, có vững vàng và bình tĩnh đưa ra các biện pháp thích hợp giúp đỡ các nước này vượt qua các khó khăn hay không.
------------------
CAND.COM
Williambi
Williambi

Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết