DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG!

*BẠN ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN ? HÃY ĐĂNG NHẬP TỪ BÂY GIỜ ĐỂ TÌM CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM HAY QUANH TA.

*BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO DIỄN ĐÀN ? 24H CUỘC SỐNG PHIỀN BẠN ÍT PHÚT ĐỌC QUA MỤC "TRỢ GIÚP" HOẶC ĐĂNG KÍ NHÉ!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! CHÚC BẠN SẼ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH CÙNG 24H CUỘC SỐNG.


YOUR SHARE TO GET TO SHARE!

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG!

*BẠN ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN ? HÃY ĐĂNG NHẬP TỪ BÂY GIỜ ĐỂ TÌM CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM HAY QUANH TA.

*BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO DIỄN ĐÀN ? 24H CUỘC SỐNG PHIỀN BẠN ÍT PHÚT ĐỌC QUA MỤC "TRỢ GIÚP" HOẶC ĐĂNG KÍ NHÉ!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! CHÚC BẠN SẼ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH CÙNG 24H CUỘC SỐNG.


YOUR SHARE TO GET TO SHARE!
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Game vui :Ăn trộm gạo
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Apr 18, 2013 4:08 pm by vi_noho84

» Chung cư Văn Phú Victoria, giá 15.5tr, 112m, tầng 12
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 10:13 am by btthom

» Chung cư Megastar Xuân Đỉnh, 90m, tầng 15, giá 21tr
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 10:10 am by btthom

» Chung cư Dương Nội 86m, căn số 5, giá 16.5tr
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 10:08 am by btthom

» Chung cư CT6 văn Khê, 100m CT6, tầng 9, căn 9, giá 17tr
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 10:05 am by btthom

» Chung cư Dream Town Coma 6, 89.5m, tầng 1107, giá 18tr/m
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 10:02 am by btthom

» Chung cư Tân Việt, 78m, tầng 6, giá 11tr
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 9:46 am by btthom

» Chung cư Văn Khê Hà Đông, 91m, căn 4A Tòa CT5A, giá 21tr/m
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 9:39 am by btthom

» Chung cư Làng Việt Kiều Châu Âu, 145m, tầng 809, Tòa T2, giá 21.5tr
Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  EmptyThu Sep 20, 2012 9:26 am by btthom

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 13 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 13 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 50 người, vào ngày Thu Feb 01, 2024 12:33 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 46 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: asukantn

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 455 in 403 subjects
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG on your social bookmarking website

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search


Cách viết Kế hoạch Kinh doanh

Go down

Cách viết Kế hoạch Kinh doanh  Empty Cách viết Kế hoạch Kinh doanh

Bài gửi by Williambi Sun Jul 18, 2010 6:04 pm

Kế hoạch kinh doanh là một văn kiện. Văn kiện này cần phải có những mục như
sau:

# Mục lục
# Tóm tắt tổng quát
# Giới thiệu Công ty
# Sản
phẩm & Dịch vụ
# Phân tích Ngành
# Phân tích Thị trường
# Thị
trường Mục tiêu
# Kế họach Marketing/Bán hàng
# Phân tích Cạnh tranh
#
Đội ngũ quản lý
# Dự báo Tài chính
# Báo cáo Tài chính
# Chiến lược Rút
lui khỏi công ty


1. Mục lục

Bảng mục lục nên liệt kê
tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của quý vị, và có thể được
chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải
được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.
Bảng mục
lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của quý
vị.

2. Tóm tắt tổng quát

Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến
những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:

* Giới thiệu qua về Công
ty

Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu
ngắn gọn thị trường của quý vị, số kinh phí quý vị hy vọng có và nguồn kinh phí
đó sẽ được sử dụng như thế nào.

* Tầm nhìn, sứ mệnh

Lời tuyên bố
về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh
của quý vị, mà còn cho cả công ty của quý vị nữa. Lời tuyên bố này xác định ra
con đường công ty quý vị sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức
năng của công ty. Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của quý vị cho người đọc
biết thông tin về quý vị và kế hoạch kinh doanh của quý vị - công ty của quý vị
đại diện cho cái gì, quý vị tin tưởng vào điều gì, và quý vị mong muốn đạt được
điều gì.

* Điểm lại cơ hội

Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem quý vị
phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao quý vị tham gia ngành kinh doanh này và lý
do quý vị sẽ tận dụng cơ hội này.

* Tóm tắt thị trường

Thị trường
rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng
giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì
trường là gì?

* Tạo sự khác biệt (điều gì làm quý vị khác với người
khác)

Điều gì khiến cho quý vị khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm
của quý vị do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền
không? Dịch vụ của quý vị tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì
tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của quý vị chỉ mang tính “tạm thời”? và quý
vị có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở
gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của quý vị không?

* Mô tả
sản phẩm/ dịch vụ

Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của quý
vị.

* Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý

Xét về lịch sử, đội ngũ quản
lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem
xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, quý vị muốn nhấn
mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công
ty, các cương vị đã làm và các thành tự chính đã đạt được.
* Bản chất và sử
dụng nguồn thu

Quý vị đang cần bao nhiêu vốn đầu tư. Xin lưu ý rằng một
trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề
thiếu vốn. Quý vị nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh
nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng
là bao nhiêu.


3. Giới thiệu Công ty

Phần này trình bày
tóm tắt làm thế nào quý vị tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng
sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của công cuộc kinh doanh của quý vị là gì? Nhóm quản lý
được hình thành như thế nào? Quý vị kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm
hiện nay? Quý vị có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và
bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và
tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến
lược rút khỏi công ty như thế nào?

* Mô tả pháp lý

Gồm những chi
tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh
doanh của quý vị, và tóm tắt công ty của quý vị cung cấp những gì.

* Lịch
sử công ty

Tổng quan về lịch sử kinh doanh của quý vị. Sắp xếp chi tiết
công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu
cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao quý vị khởi sự công
ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi
như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số
lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh
nghiệp của quý vị: chủ đầu tư của quý vị là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao
nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.

* Thực
trạng

Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. Quý vị có ở tại một địa
điểm, quý vị hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và quý vị thành công đến
mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm
yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự
trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề
ra các bước khắc phục. Quý vị được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này.
Quý vị có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu
tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?

* Mục tiêu tương
lai

Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. Quý vị mong
đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với
khoản đầu tư quý vị cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao quý vị cần tiền của họ và
quý vị dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể
để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm
bảo phải thực tiễn.

* Chiến lược rút khỏi công ty

Đây là lúc quý
vị giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo quý
vị số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời
gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp
nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng
(IPO) hoặc bán cho tư nhân.


4. Sản phẩm & Dịch
vụ


Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bình luận về giá cả, dịch
vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất…. Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của quý vị là
gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao. Lịch biểu tung những sản phẩm này ra
thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời
gian này? Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là
ai và vai trò của họ như thế nào. Sản phẩm của quý vị đã được kiểm tra/đánh giá
chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao. Liệu có kế hoạch
cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có
thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất? Những sản phẩm mới này có
được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?


5. Phân tích
Ngành


Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản
đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ,
tác động của nền kinh tế, chính phủ và sức khỏe tài chính của ngành; Mọi doanh
nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của quý
vị phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu
hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của quý vị khớp ở chỗ
nào. Trình diễn cho người ngoài biết quý vị am hiểu và đã dự đoán được các nhân
tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty
của quý vị. Hãy nghĩ về ngành của quý vị như là những công ty cung cấp sản phẩm
và dịch vụ tương tự như của quý vị. Điều này bao gồm các công ty bán những sản
phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ
sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và
đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của quý vị đều năm trong
ngành của quý vị.

Trong phần phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy
trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

* Quy mô của ngành mình như thế nào xét
cả về doanh thu và số công ty?
* Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu
hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.
* Những nhân tố nào ảnh
hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?
* Xu hướng trong những năm
trước là gì?
* Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu
minh họa)
* Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?
* Có bao nhiêu
công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?
* Những quy định nào của
chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của quý vị?
* Ngành của quý vị
có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ
không?
* Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong
ngành của quý vị.
* Để được phân phối cho ngành của quý vị có khó không? Giải
thích.


6. Phân tích Thị trường

Phần này trong kế hoạch
kinh doanh nên trình bày về quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng,
phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đối, và các
quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Điều quan trọng là mô tả tổng thể thị trường
cũng như phân đoạn mục tiêu mà quý vị đang mục tiêu. Quý vị nên thảo luận những
thay đổi quan trọng đang diễn ra trên thị trường, xu hướng ngắn và dài hạn, tác
động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế.


7. Thị
trường Mục tiêu


Điều cốt yếu là phải xác định rõ thị trường mục tiêu
trong kế hoạch kinh doanh – nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của quý vị
hiện nay là ai và mô tả chi tiết đặc điểm của họ. Cung cấp thông tin như: tuổi,
giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sức mua tương ứng, và hơn nữa (nếu
cần)

Mục tiêu của phần này nhằm xây dựng một hồ sơ về khách hàng điển
hình của quý vị. Quý vị càng mô tả các đặc tính của khách hàng rõ ràng bao
nhiêu, càng dễ xây dựng một chương trình marketing để tiếp cận khách hàng một
cách hiệu quả.

Thông tin và nghiên cứu được đưa vào phần thị trường mục
tiêu nên lấy từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn sơ cấp bao gồm thông tin quý vị
phát hiện ra hoặc đúc kết được từ quan sát của bản than và nghiên cứu, như là
nghiên cứu của cá nhân, kết quả bảng điều tra, đi thăm thực địa, và đối thoại
với chuyên gia trong ngành.
Nguồn thứ cấp gồm các nguồn như tạp chí, sách,
các báo cáo đã in, số liệu của chính phủ, hoặc tìm kiếm trên mạng
internet.


8. Kế họach Marketing/Bán hàng

Mô tả người sử
dụng sản phẩm và dịch vụ của quý vị. Họ là ai, ở đâu và có bao nhiêu người? Số
lượng này đang tăng hay giảm và tại sao? Có sự tập trung về địa lý không? Đối
tượng mục tiêu của quý vị chỉ là thị trường nội địa hay có thể gồm cả các cơ hội
quốc tế? Làm thế nào tiếp cận được thị trường? Làm thế nào khách hàng biết được
công ty, thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của quý vị? Ai sẽ chịu trách nhiệm
bán hàng và marketing và thông tin nền về họ.

Phần marketing & bán
hàng nên bao quát những chủ đề dưới đây:

* Chiến lược bán hàng / phân
phối
* Chiến lược giá cả
* Xác định vị trí sản phẩm
* Quảng bá thương
hiệu
* Vật liệu thế chấp
* Chiến lược quảng bá sản phẩm / thị trường
o
Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
o Quan hệ công chúng (PR)
o Quảng cáo trên
phương tiện thông tin đại chúng
o Marketing trực tiếp
o Triển lãm thương
mại

* Chiến lược / kế hoạch lập trang website
* Liên minh / quan hệ
đối tác chiến lược
* (Bảng) Ngân sách Marketing

9. Phân tích Cạnh
tranh


Đối thủ cạnh tranh đã đi trước bạn trên thị trường. Họ đã thiết
lập được vị trí, phân phối, tiếp cận thị trường và có khách hàng. Sự sống còn
của doanh nghiệp quý vị phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ
tay các đối thủ cạnh tranh - hoặc chiếm lĩnh được một phân đoạn của thị trường
hịên chưa được khai thác.
Nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy
thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian. Giải
thích thị phần quý vị dự định chiếm lĩnh, và từ tay ai hoặc làm thế nào quý vị
xâm nhập được vào thị trường này.

Quý vị cũng có thể trình bày mình có ưu
thế hơn đối thủ cạnh tranh ở chỗ nào? Tại sao khách hàng sẽ chọn quý vị chứ
không phải là các công ty khác? Ai đang chiếm lĩnh thị trường và tại sao họ làm
được như vậy? Điểm dễ bị tổn thương của đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào và làm
thế nào có thể tận dụng được những điểm yếu này. Liệt kê những mặt mạnh và mặt
yếu của từng đối thủ cạnh tranh với một cách nhìn khách quan. Đây là những vấn
đề quý vị cần cân nhắc khi hoàn tất phân tích cạnh tranh. Phần này nên gồm những
mục sau:

* Tổng quan
* Các sự kiện / kinh phí gần đây
* Sáp nhập /
mua lại công ty
* Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính
* Phân
tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh
* Mặt mạnh / mặt yếu
* Tạo sự
khác biệt cho công ty


10. Đội ngũ quản lý

Trong khi
phần Tóm tắt Tổng quát có một đoạn rất ngắn về độ ngũ quản lý chủ chốt, phần này
nên đi vào chi tiết từng cá nhân được giao trọng trách quản lý tiền của nhà đầu
tư. Nhấn mạnh kinh nghiệm và thành công trước đây.

Phần này nên bao
gồm:

* Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt
* Sơ đồ tổ chức
(hiện nay & tương lai)
* Bảng bố trí nhân lực
* Ban tư vấn
* Ban
giám đốc

Sơ đồ tổ chức Một bảng sơ đồ tổ chức đơn giản sẽ giúp giải thích
cơ cấu tổ chức công ty, cấu trúc báo cáo và các vị trí. Bảng sơ đồ nên phản ảnh
các vị trí hiện nay và trong tương lai hoặc có thể đưa ra hai bảng – trước và
sau khi có kinh phí. Hai bảng này sẽ hữu ích hơn nếu quý vị dự báo được những
thay đổi quan trọng trong cơ cấu tổ chức sau khi có kinh phí.

Bảng bố trí
nhân lực Quý vị dự định bổ nhiệm các cương vị nào và khi nào. Điều này nên gắn
với việc sử dụng nguồn thu và dự báo tài chính.

Ban Tư vấn Một Ban tư vấn
tốt có thể là một tài sản giá trị giúp công ty đi qua được bãi mìn và phát triển
chắc chắn. Hãy tìm những người là chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng (kế
toán, luật pháp, công nghệ, học giả, tư vấn, v.v…).


11. Dự báo Tài
chính


Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này
cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của quý vị. Nói cách khác,
người đọc không nên ngạc nhiên khi xem dự báo doanh thu trong vòng năm năm bởi
vì quý vị đã cho họ thông tin chi tiết về thị trường, cơ hội và chiến lược của
mình. Quý vị đã mô tả lợi thế so với đối thủ cạnh tranh; quý vị đã liệt kê cách
tiếp cận thị trường và đội ngũ quản lý có thể giúp đạt được mục tiêu đề ra. Dự
báo nên có tính lôgic với những gì quý vị đưa vào trong kế hoạch
này.

Phần này nên cung cấp cho người đọc lý do tại sao quý vị đưa ra dự
báo tài chính và nên đề cập đến những mục sau:

* Tổng doanh số
* Dự
báo đơn vị
* Chi phí của hàng hóa đã bán
* Tổng lãi
* Phí / chi phí
nhân sự
* Chi phí marketing
* Thâm nhập thị trường
* Tiền thuê
* Các
tiện ích
* Điện thoại
* Lương
* Kiểm kê
* Phí thuê các nhà chuyên
nghiệp
* Hoa hồng
* Đi lại & Giải trí
* Nghiên cứu
* Thuế tiểu
bang
* Thuế liên bang


12. Báo cáo Tài chính

Quản lý
tài chính tốt là một trong những cách tốt nhất để doanh nghiệp duy trì khả năng
sinh lợi và có khả năng chi trả. Quý vị quản lý tài chính của doanh nghiệp mình
tốt đến mức nào là vấn đề then chốt đối với mọi cuộc kinh doanh thành công. Mỗi
năng hàng nghìn doanh nghiệp đầy tiềm năng thành đạt bị thua lỗ bởi quản lý tài
chính kém. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, quý vị cần xác định và thực hiện
chính sách tài chính dẫn tới và bảo đảm quý vị sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính
của mình. Để quản lý tài chính một cách hiệu quả, lập kế hoạch ngân sách tốt và
thực tiễn bằng cách xác định số tiền thực tế cần để mở doanh nghiệp (chi phí
khởi sự doanh nghiệp) và số tiền cần để duy trì hoạt động (chi phí vận hành).
Bước đầu tiên để xay dựng một kế hoạch tài chính tốt là hoàn tất báo cáo thu
nhập, phân tích dòng tiền mặt và bảng cân đối tài sản – nếu công ty của quý vị
có doanh thu.

* Báo cáo thu nhập

Công cụ đầu tiên cho việc báo cáo
tài chính tốt là Báo cáo Thu nhập. Đây là thước đo doanh số và chi phí của công
ty trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này được soạn định kỳ (hàng
tháng trong năm đầu tiên và hàng năm trong suốt năm năm) để cho thấy kết quả
hoạt động trong khoảng thời gian kế toán này. Báo cáo này nên tuân thủ những
Nguyên tắc Kế toán đã được thống nhất chung (GAAP) và có thông tin về doanh thu
và chi phí không tính đến tính chất của doanh nghiệp.

* Phân tích dòng
tiền mặt

Phân tích dòng tiền mặt được thiết kết để cho thấy quý vị đang
dùng tiền vào đâu và với tốc độ nào (tốc độ đốt cháy). Bản phân tích này được
nhà đầu tư rất quan tâm bởi vì nhà đầu tư muốn xem khi nào quý vị dự báo có dòng
tiền mặt tốt – tiền vào nhiều hơn tiền ra.

* Bản cân đối tài
sản

Bản cân đối tài sản cho thấy bức tranh về sức khỏe tài chính của
doanh nghiệp tại một thời điểm xác định, thường là kết thúc thời kỳ kế toán. Bản
này liệt kê chi tiết các tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp sở hữu
(được gọi là tài sản có) và khoản tiền mà doanh nghịêp nợ, hoặc là đối với chủ
nợ (tài sản nợ [You must be registered and logged in to see this link.] hoặc là đối với chủ sở hữu (vốn
góp của cổ đông hoặc giá trị tịnh của doanh nghiệp).

13. Chiến lược
Rút lui khỏi công ty


Để thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình,
điều mấu chốt là phải có một kế hoạch rút lui dành cho nhà đầu tư để họ có thể
thu hồi vốn của mình và rút khỏi công ty của quý vị. Phần viết về chiến lược rút
lui khỏi doanh nghiệp của quý vị cũng nên nêu tra kế hoạch dài hạn cho doanh
nghịêp mình.
Bắt đầu bằng cách tự hỏi tại sao mình lại lao vào kinh doanh.
Quý vị có cho rằng mình sẽ vẫn tiếp tục điều hành công ty sau 20 năm, hoặc quý
vị có qua tâm đến việc tiếp tục phát triển sau một vài năm? Quý vị tham gia kinh
doanh để cuối cùng thu được khoản tiền lớn, hay là quý vị quan tâm nhiều hơn đến
việc điều hành một doanh nghiệp gia đình phát triển vững chắc và bền
vững?

Điều quan trọng phải nghĩ qua hết những vấn đề này và quyết định
quý vị dự định làm gì với doanh nghiệp của mình trước khi quý vị có thể trả lời
một cách thấu đáo những câu hỏi này, và xử lý được các vấn đề liên quan tới việc
làm thế nào nhà đầu tư có thể rút lui khỏi doanh nghiệp của quý vị.
Sau đây
là một số chiến lược rút lui cần cân nhắc:

* Bán cổ phiếu ra công chúng
lần đầu (Initial Public Offering) (một sự kiện rất hiếm đối với các công ty mới
thành lập)
* Sáp nhập/Mua lại công ty
* Đối tác kinh doanh mua lại doanh
nghiệp
* Bán quyền kinh doanh (Franchise)
Williambi
Williambi

Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết