DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG!

*BẠN ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN ? HÃY ĐĂNG NHẬP TỪ BÂY GIỜ ĐỂ TÌM CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM HAY QUANH TA.

*BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO DIỄN ĐÀN ? 24H CUỘC SỐNG PHIỀN BẠN ÍT PHÚT ĐỌC QUA MỤC "TRỢ GIÚP" HOẶC ĐĂNG KÍ NHÉ!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! CHÚC BẠN SẼ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH CÙNG 24H CUỘC SỐNG.


YOUR SHARE TO GET TO SHARE!

Join the forum, it's quick and easy

DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG!

*BẠN ĐÃ LÀ THÀNH VIÊN ? HÃY ĐĂNG NHẬP TỪ BÂY GIỜ ĐỂ TÌM CHIA SẺ THÔNG TIN VÀ KINH NGHIỆM HAY QUANH TA.

*BẠN KHÔNG THỂ THAM GIA VÀO DIỄN ĐÀN ? 24H CUỘC SỐNG PHIỀN BẠN ÍT PHÚT ĐỌC QUA MỤC "TRỢ GIÚP" HOẶC ĐĂNG KÍ NHÉ!

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ! CHÚC BẠN SẼ CÓ NHỮNG GIÂY PHÚT VUI VẺ VÀ BỔ ÍCH CÙNG 24H CUỘC SỐNG.


YOUR SHARE TO GET TO SHARE!
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Game vui :Ăn trộm gạo
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Apr 18, 2013 4:08 pm by vi_noho84

» Chung cư Văn Phú Victoria, giá 15.5tr, 112m, tầng 12
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 10:13 am by btthom

» Chung cư Megastar Xuân Đỉnh, 90m, tầng 15, giá 21tr
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 10:10 am by btthom

» Chung cư Dương Nội 86m, căn số 5, giá 16.5tr
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 10:08 am by btthom

» Chung cư CT6 văn Khê, 100m CT6, tầng 9, căn 9, giá 17tr
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 10:05 am by btthom

» Chung cư Dream Town Coma 6, 89.5m, tầng 1107, giá 18tr/m
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 10:02 am by btthom

» Chung cư Tân Việt, 78m, tầng 6, giá 11tr
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 9:46 am by btthom

» Chung cư Văn Khê Hà Đông, 91m, căn 4A Tòa CT5A, giá 21tr/m
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 9:39 am by btthom

» Chung cư Làng Việt Kiều Châu Âu, 145m, tầng 809, Tòa T2, giá 21.5tr
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  EmptyThu Sep 20, 2012 9:26 am by btthom

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Thống Kê
Hiện có 19 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 19 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 50 người, vào ngày Thu Feb 01, 2024 12:33 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 46 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: asukantn

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 455 in 403 subjects
RSS feeds


Yahoo! 
MSN 
AOL 
Netvibes 
Bloglines 


Social bookmarking

Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG on your social bookmarking website

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search


Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?

Go down

Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  Empty Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?

Bài gửi by Williambi Sun Jul 18, 2010 5:57 pm

Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh
doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh -
Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ :

1. Tóm tắt
thực thi

1. 1 Đối tượng
1. 2 Nhiệm vụ
1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành
công

2. Tóm tắt kinh doanh
2. 1 Quyền sở hữu công ty
2. 2
Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường,
địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
2.
3 Các sản phẩm và dịch vụ
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung
cấp
2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
Địa điểm của doanh
nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các
khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch
vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định
hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa
điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh
phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động
lành nghề rẻ...

3. Các sản phẩm và các dịch vụ

3. 1 Mô tả
sản phẩm và dịch vụ:
Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng
và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp.
Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã
có.

3. 2 So sánh sự cạnh tranh
Xác định cái gì sẽ làm cho sản
phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có
chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác
biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm
cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là
gì?

3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng

3. 4 Tìm nguồn
Xác định
các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm
nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy
ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.

3. 5 Công nghệ
Xác định
trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác.
Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải,
bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy
móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị
phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..

3. 6 Các sản
phẩm và dịch vụ trong tương lai

4.Phân tích thị trường

4.
0 Tóm tắt

4. 1 Phân đoạn thị trường
Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi
mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc
khu vực đó.

4. 2 Phân tích ngành
4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến
ngành
Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của
họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu
dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù
hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác
hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết
định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.

4.
2. 2 Các kiểu phân phối.
Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản
phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng
hay bán thông qua trung gian.

4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua
hàng

4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
Miêu tả những đối thủ cạnh
tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng
của họ đối với doanh nghiệp của bạn

4. 3 Phân tích thị
trường

5. Chiến lược và việc thực hiện

5. 0 Tóm
tắt

5. 1 Chiến lược Marketing
Hình thành chiến lược marketing nghĩa là
lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp,
chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần
thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và
cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.

5. 1. 1 Thị trường mục
tiêu và phân đoạn thị trường

5. 1. 2 Chiến lược giá cả
Lựa chọn chiến
lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của
doanh nghiệp

5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
Quảng cáo là cần thiết để hấp
dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối
thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ
bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán
hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch
kinh doanh.

5. 1. 4 Chiến lược phân phối
Xác định người trung gian
tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu

5. 1. 5
Chương trình marketing

5. 2 Chiến lược bán hàng

5. 2. 1 Dự báo bán
hàng
Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu
là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế
hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.

5. 2. 2 Kế hoạch
bán hàng

5. 3 Liên minh các chiến lược

5. 4 Dịch vụ và hỗ
trợ
Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm
thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.

5. 5 Các điểm mốc quan
trọng

6. Quản lý

6. 0 Tóm tắt

6. 1 Cơ cấu tổ
chức
Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp
khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh
doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức
năng được minh họa cụ thể.

6. 2 Nhóm quản lý
Mô tả nhân sự chủ chốt
trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ
học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh

6. 3 Sự khác biệt của nhóm
quản lý

6. 4 Kế hoạch nhân sự
Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế
hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí
để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.

6. 5 Xem xét
các phần quản lý khác

7. Kế hoạch tài chính

7. 1 Những giả
định quan trọng
Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế
hoạch tài chính có thể bị thất bại.

7. 2 Các chỉ số tài chính cơ
bản

7. 3 Phân tích điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó
doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức
này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có
thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh
thu.

7. 4 Lỗ lãi dự kiến
Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt
động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được
tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời
gian.

7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền
trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của
doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và
khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ
phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.

7. 6 Bản dự tính cân đối
kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa
vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm

7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
Trong phần
cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về
mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi
suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu
thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực? Doanh nghiệp
có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính
khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.

Có được trợ
giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh

Các chủ đề
của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó
là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng
cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến
thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém
phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn
có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ
với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể
liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Những chi phí bỏ ra ban
đầu


Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không
chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những
khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh
nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có
thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp
theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn
tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến
nguồn tài chính này.

Nguồn theo VCCI


Được sửa bởi Williambi ngày Sun Jul 18, 2010 6:11 pm; sửa lần 1.
Williambi
Williambi

Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City

Về Đầu Trang Go down

Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  Empty Re: Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?

Bài gửi by Williambi Sun Jul 18, 2010 5:58 pm

Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh tính khả
thi của ý tưởng kinh doanh của bạn trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở
rộng doanh nghiệp hiện có của bạn. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được
chuẩn bị kỹ càng trên giấy, thì chắc chắn nó không thể trở thành hiện thực nơi
thương trường. Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt có thể giúp bạn quyết
định khởi sự một doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại của bạn.
Mặt khác nó có thể giúp bạn nên dừng hoặc tiếp tục công việc kinh doanh không có
tính hiện thực cao.

Chủ doanh nghiệp thường sử dụng kế hoạch kinh doanh
của họ như một kế hoạch hành động, đó là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các
việc kinh doanh của họ. Giống như thiết kế một ngôi nhà, kế hoạch của bạn nói
cho bạn rõ cái gì bạn nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Rất nhiều chủ doanh
nghiệp sử dụng kế hoạch kinh doanh cho việc bắt đầu hoạt động và giai đoạn mở
rộng các hoạt động. Nhờ đó họ sẽ tiếp tục theo các mục tiêu và ngân sách tài
chính đã định.

Kế hoạch kinh doanh của bạn là một tài liệu đầy thuyết
phục cho việc xây dựng ngân sách. Một kế hoạch kinh doanh là một điều kiện tiên
quyết để đàm phán với một đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc các nhà đầu tư khác.
Để vay được tiền, nó là một tài liệu tác động mạnh nhất tới ngân hàng khi bạn đề
nghị vay tiền. Nếu bạn muốn gia tăng hoặc vay càng nhiều tiền hơn thì kế hoạch
kinh doanh của bạn càng phải cần thận, kỹ càng hơn.
Williambi
Williambi

Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City

Về Đầu Trang Go down

Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  Empty Re: Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?

Bài gửi by Williambi Sun Jul 18, 2010 5:59 pm

1. Cơ hội kinh doanh, và
2. Bạn phải có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ
hội

Có những cơ hội nào quanh bạn ?

Để có thể tồn tại được
doanh nghiệp phải cung cấp các dịch vụ và hàng hoá phù hợp với nhu cầu của con
người và giải quyết được các vấn đề của họ. Xin nêu một phương pháp hữu hiệu để
tìm ý tưởng kinh doanh mới là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người đã gặp
phải khi giải quyết nhu cầu hoặc các vấn đề của họ.

Bạn có thể đạt được
mục đích này nếu sử dụng các cách sau

- Những khó khăn mà chính bạn đã
gặp phải – Hãy xem bạn gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc
dịch vụ tại địa phương.

- Khó khăn trong công việc – Khi làm việc cho một
cơ quan khác, bạn có thể nhận thấy để hoàn thành công việc có nhiều vấn đề khó
khăn do dịch vụ tồi hoặc thiếu nguyên vật liệu

- Các vấn đề mà những
người khác gặp phải – Nên lắng nghe những người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ
có những nhu cầu và khó khăn gì.

- Những gì còn thiếu trong cộng đồng của
bạn – Hãy nghiên cứu cộng đồng của bạn để tìm ra những dịch vụ còn
thiếu.

- Các vấn đề của người dân và những nhu cầu chưa được đáp ứng là
đầu mối cho những cơ hội kinh doanh mới. Các chủ doanh nghiệp nhìn ra các cơ hội
trong vấn đề của người khác.

- Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hoá và dịch
vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu
cầu đó.

- Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ
chất lượng kém thì là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới mang tính canh
tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn.

- Nếu giá cả tăng nhanh đến mức mọi
người thấy khó có thể chấp nhận được thì sẽ xuất hiện cơ hội tìm ra một nơi cung
cấp rẻ hơn, một sản phẩm thay thế đỡ tốn kém hoặc một hệ thống phân phối chi phí
thấp và hiệu quả hơn.

Khi lựa chọn một ý tưởng kinh doanh, bước đầu tiên
là phải xác định các cơ hội ngay nơi mình sinh sống. Sau đó, bạn phải quyết định
xem mình có kỹ năng để nắm bắt cơ hội hay không. Biết được kỹ năng và mối quan
tâm của mình sẽ giúp bạn quyết định nên bắt đầu tiến hành loại kinh doanh nào.
Chắc có lẽ bạn sẽ không kinh doanh sản xuất bánh nướng nếu bạn không biết làm
bánh. Hãy xem lại phần tay nghề kỹ thuật ở bước 1. Hãy quay lại bước 1 và kiểm
tra lại các kỹ năng của bạn. Bạn có thể dùng những kỹ năng này để tận dụng các
cơ hội trong cộng đồng của bạn hay không?

Trước khi ý tưởng kinh doanh
của bạn trở thành hiện thực bạn phải thu nhập thông tin và lập kế hoạch để tìm
hiểu xem công việc kinh doanh của bạn có thành đạt hay không.

Giống như
một kỹ sư chuẩn bị kế hoạch trước lúc xây cầu, một người chủ kinh doanh phải
chuẩn bị Kế hoạch kinh doanh

Bản Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi
tiết tất cả mảng công việc trong kinh doanh của bạn. Chuẩn bị Kế hoạch kinh
doanh sẽ giúp bạn suy nghĩ cẩn trọng và đánh giá bất kì điểm yếu nào trong ý
tưởng kinh doanh. Quan trọng nhất là bản Kế hoạch kinh doanh tạo cho bạn cơ hội
thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh trên giấy trước khi biến nó trở thành hiện
thực. Lập một bản kế hoạch kinh rồi phát hiện rằng ý tưởng đó không hợp lý có lẽ
còn tốt hơn là bắt tay vào kinh doanh rồi bị thất bại.

Việc chuẩn bị bản
kế hoạch kinh doanh của bạn phải rất mạch lạc. Nếu bạn có nhiều ý tưởng kinh
doanh, thì nên lập mỗi ý tưởng một bản rồi đánh giá xem cái nào có thể thành
công nhất. Bạn sẽ có thể xem lại Kế hoạch kinh doanh của mình vài lần trước khi
quyết định.
Williambi
Williambi

Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City

Về Đầu Trang Go down

Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  Empty Re: Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?

Bài gửi by Williambi Sun Jul 18, 2010 5:59 pm

Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh tính khả thi của ý tưởng kinh
doanh của bạn trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện
có của bạn. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được chuẩn bị kỹ càng trên
giấy, thì chắc chắn nó không thể trở thành hiện thực nơi thương trường. Một kế
hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt có thể giúp bạn quyết định khởi sự một doanh
nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại của bạn. Mặt khác nó có thể giúp
bạn nên dừng hoặc tiếp tục công việc kinh doanh không có tính hiện thực
cao.

Chủ doanh nghiệp thường sử dụng kế hoạch kinh doanh của họ như một
kế hoạch hành động, đó là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các việc kinh doanh
của họ. Giống như thiết kế một ngôi nhà, kế hoạch của bạn nói cho bạn rõ cái gì
bạn nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Rất nhiều người sử dụng kế hoạch kinh
doanh cho việc bắt đầu hoạt động và giai đoạn mở rộng các hoạt động. Nhờ đó họ
sẽ tiếp tục theo các mục tiêu và ngân sách tài chính đã định.

Kế hoạch
kinh doanh của bạn là một tài liệu đầy thuyết phục cho việc xây dựng ngân sách.
Một kế hoạch kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để đàm phán với một đối tác
kinh doanh tiềm năng hoặc các nhà đầu tư khác. Để vay được tiền, nó là một tài
liệu tác động mạnh nhất tới ngân hàng khi bạn đề nghị vay tiền. Nếu bạn muốn gia
tăng hoặc vay càng nhiều tiền hơn thì kế hoạch kinh doanh của bạn càng phải cần
thận, kỹ càng hơn.

Một kế hoạch kinh doanh điển hình gồm bảy phần
chính:


* Phần giới thiệu
* Miêu tả hoạt động kinh doanh
* Thị
trường
* Phát triển và Sản xuất
* Bán hàng và Marketing
* Ban quản

* Tài chính


- Phần giới thiệu: Phần giới thiệu cho kế hoạch
kinh doanh của bạn - gồm trang bìa, tóm tắt ý chính, và mục lục - quyết định ấn
tượng đầu tiên bạn tạo ra cho người đọc. Trong nhiều trường hợp, các phần giới
thiệu, đặc biệt là phần tóm tắt, sẽ quyết định liệu người đọc có đọc nốt phần
còn lại kế hoạch của bạn hay không. Ngoài ra, phần mục lục thể hiện cách bạn tổ
chức toàn bộ kế hoạch của mình. Vì lý do này, tất cả các phần để giới thiệu phải
được soạn thảo tốt nhất cả về hình thức và nội dung.

- Tổng quan về công
ty của bạn:

* Đưa ra những thông tin giới thiệu sơ lược về công
ty
* Miêu tả chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ bạn đang định cung
cấp.


- Thị trường: Đây là một trong những phần quan trọng nhất của
kế hoạch kinh doanh, trong đó phải xem xét đến quy mô của thị trường hiện tại và
xu hướng phát triển của thị trường. cũng như các đối thủ cạnh tranh chính của
bạn trong thị trường này. Phần này đòi hỏi phải nghiên cứu một cách kỹ
lưỡng.

- Bán hàng & marketing: Trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn,
phần này sẽ nêu rõ chiến lược và các thủ thuật mà bạn sẽ sử dụng để khiến khách
hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Một kế hoạch Bán hàng và Marketing vững
mạnh sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng và nó là một đảm bảo cho các nhà đầu tư tiềm
năng tin rằng bạn có một kế hoạch khả thi và có đủ các nguồn lực để xúc tiến bán
các sản phẩm và dịch vụ của mình. Phần kế hoạch Bán hàng và Marketing của bạn sẽ
gồm:

* Phương thức bán hàng : Làm thế nào bạn đưa được sản phẩm tới người
sử dụng cuối cùng hay khách hàng mục tiêu của bạn - phương thức phân phối và bán
hàng của bạn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh
doanh. Bạn cũng phải diễn giải rõ kế hoạch tiếp cận các kênh phân phối của bạn.
Bạn có bán hàng trực tiếp cho các khách hàng của mình không? Bạn có sử dụng các
đại diện bán hàng, các nhà phân phối hay môi giới không? Bạn có định sử dụng một
đội ngũ bán hàng trực tiếp không?
* Quảng cáo và khuyến mại: Bạn phải trình
bày rõ các phương tiện quảng cáo bạn định sử dụng: báo chí, tạp chí, đài phát
thanh và truyền hình, Danh bạ các trang vàng, v.v... Đồng thời mô tả các chương
trình quảng bá sản phẩm, các tài liệu bán hàng hoặc khuyến mại (như tập san và
các tờ rơi giới thiệu sản phẩm), mẫu thiết kế bao bì, các nỗ lực triển lãm
thương mại, và những hoạt động tương tự.


- Bộ máy quản trị: Vì
trong việc thực hiện kế hoạch và phát triển kinh doanh, yếu tố con
người đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần giới thiệu về cơ cấu và
sơ lược tiểu sử của các thành viên chính trong ban quản trị cũng như
những người nắm các vị trí quan trọng trong các bộ phận của công ty.
Bạn cũng có thể phân tích sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu của từng
người cũng như trình bày tóm tắt về chương trình tuyển dụng cũng như
đào tạo nhân lực của công ty.

- Phân tích tài chính: Đây là phần
đóng vai trò rất quan trọng vì nó sẽ quyết định một kế hoạch có
khả thi về mặt kinh tế hay không bằng các biểu mẫu tài chính: báo cáo thu
chi tiền mặt, bảng cân đối thu chi, chi phí hoạt động, khả năng quay vòng
vốn, thời hạn thanh toán, cũng như điểm hòa vốn...
Williambi
Williambi

Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City

Về Đầu Trang Go down

Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?  Empty Re: Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết