Latest topics
Thống Kê
Hiện có 72 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 72 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 365 người, vào ngày Thu Oct 10, 2024 4:45 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 46 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: asukantn
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 455 in 403 subjects
Social bookmarking
Tìm kiếm
Dự án nào thuyết phục?
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG :: THẢO LUẬN CHUNG-CÙNG KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG QUANH TA :: VIỆC LÀM CHO MỌI NGƯỜI :: Khởi nghiệp.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dự án nào thuyết phục?
Một dự án tốt không chỉ thể hiện ý tưởng một cách thông minh, mà còn nêu rõ ích
lợi của dự án đối với cộng đồng, cách thức điều hành dự án.
Khi “thai
nghén” một ý tưởng phục vụ cộng đồng, tác giả nào cũng mong muốn “đứa con tinh
thần” của mình sẽ có ngày chào đời và lớn mạnh cứng cáp. Mong ước này chỉ có thể
thực hiện được khi có một nhà mạnh thường quân nhận làm “cha đỡ đầu” tài trợ cho
dự án, vì thực tế là ít có vị “cha đẻ” nào có đủ khả năng tài chính để tự mình
“nuôi dưỡng” được “đứa con” ấy. Vậy phải làm gì để tìm được “người cha đỡ đầu”
phù hợp? Khi tìm gặp rồi, làm sao để thuyết phục người ấy nhận lời vì “đứa bé”
dự án ấy vẫn chưa thành hình?
Những lời khuyên sau đây được lược trích từ
trang web của tổ chức The Community Fund của Vương quốc Anh, một tổ chức chuyên
tài trợ cho các dự án cộng đồng phục vụ cho những đối tượng chịu nhiều thiệt
thòi nhất trong xã hội.
Trước khi bắt tay vào việc viết dự án, bạn
cần xác định nhà tài trợ thích hợp và tìm hiểu kỹ về chính sách của họ để tránh
sử dụng những cụm từ có thể khiến họ mất cảm tình và bác bỏ dự án của bạn. Ngoài
ra, bạn hãy cẩn thận khi sử dụng các từ viết tắt hoặc những khái niệm. Trước khi
bạn gửi hồ sơ dự án đến cho một tổ chức để xin tài trợ, bạn nên nhờ một người
khác đọc lại để bạn biết chỗ nào cần phải giải thích thêm cho rõ
ràng.
Trình bày dự án của mình một cách chuyên nghiệp. Một ý tưởng bình
thường được trình bày tốt sẽ dễ xin được tài trợ hơn là một ý tưởng hay nhưng
lại được thể hiện một cách sơ sài!
Một dự án tốt sẽ thể hiện những đặc
điểm sau đây:
- Tính sáng tạo: ý tưởng dự án phải tương đối mới đối với
nhà tài trợ.
- Tính toàn diện: Những vấn đề phức tạp đòi hỏi những giải
pháp toàn diện. Dự án phải thể hiện rằng tác giả đã xem xét thấu đáo hết tất cả
các khía cạnh của vấn đề khi xây dựng dự án và hợp tác với những đối tác phù
hợp.
- Tính bền vững: dự án cần thể hiện cách thức đánh giá dự án để bảo
đảm thành công và dự án sẽ tiếp tục như thế nào sau khi nguồn tài trợ bị
cắt.
- Kinh nghiệm: dự án phải chứng minh được rằng tác giả có kinh
nghiệm trong lĩnh vực được đề cập trong dự án, đồng thời cũng nêu rõ những nhược
điểm của tác giả.
- Chuẩn bị: Dự án phải cho thấy rằng tác giả đã thực
hiện những bước chuẩn bị cần thiết như tìm hiểu về nhà tài trợ và về những vần
đề liên quan đến dự án. Hãy miêu tả những công việc chuẩn bị đó và chỉ ra nét
tương thích giữa dự án với những tư tưởng tiên tiến trong lĩnh vực của dự
án.
- Sự hợp tác: Thể hiện tính hợp tác với đối tượng phục vụ của dự án.
Dự án sẽ hiếm khi thành công nếu không có ý kiến đóng góp của những người
này.
- Đối tượng thụ hưởng: Khi viết dự án, hãy luôn đặt đối tượng thụ
hưởng ở trọng tâm. Đừng đặt nặng nhu cầu riêng của tác giả hay nội bộ tổ
chức.
- Sự cam kết: Những nhà tài trợ thường muốn hỗ trợ những dự án ưu
tiên của một tổ chức. Vì thế, dự án cũng cần thể hiện sự đầu tư của chính tác
giả/tổ chức ở một mức độ nào đó ví dụ như tài chính, nhân lực hoặc địa điểm. Dự
án cũng cần nêu rõ quyết tâm thực hiện dự án của tác giả/tổ chức cho dù dự án có
được tài trợ hay không.
- Đánh giá: Tất cả các nhà tài trợ đều muốn biết
dự án sẽ được theo dõi, đánh giá tiến độ và mức độ thành công như thế nào. Ngay
từ đầu, nếu tác giả dự án nêu rõ cách thức đánh giá dự án sẽ tạo được ấn tượng
về mức độ cam kết của tác giả đối với dự án.
- Tính liên tục: Các dự án
cần nêu rõ kế hoạch tìm kiếm tài trợ kinh phí từ những nguồn khác để dự án đươc
thực hiện liên tục. Làm được điều này, tức là bạn đã lọt được vào top 25% trong
danh sách dự án chờ duyệt tài trợ.
- Phạm vi tác động: Một dự án mang
tính điển hình và có có kế hoạch triển khai đến các đối tượng rộng hơn sẽ thuyết
phục nhà tài trợ hơn.
Khi quyết định tài trợ cho 12 dự án trong số 350 hồ
sơ đưa ra những cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng tài chính
để giúp những người nghèo kiểm soát tài chính cho chính mình tốt hơn, Giám đốc
tổ chức FSA của Vương quốc Anh cho biết: “Tài trợ cho những ý tưởng sáng tạo này
được thực thi, chúng tôi muốn giúp cho những tổ chức đang trực tiếp tham gia vào
việc này giải quyết tốt hơn những vấn đề về nhận thức và yếu kém trong năng lực
quản lý tài chính.
Những dự án này sẽ giúp phát hiện những giải pháp hay
có thể chia sẻ để có lợi cho nhiều người ở Vương quốc Anh. Để biết nội dung
chính của 12 dự án này, bạn có thể truy cập vào trang web [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang
web Community Fund của Vương quốc Anh [You must be registered and logged in to see this link.] sẽ cho bạn biết những đặc
điểm chung của những hồ sơ dự án không thành công khi xin tài trợ. Trong trang
web này, bạn cũng có thể tìm thấy những hướng dẫn trình bày một dự án cộng đồng
sao cho thuyết phục. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm thấy ở đây rất nhiều dự án cụ thể
đã được tổ chức này tài trợ.
lợi của dự án đối với cộng đồng, cách thức điều hành dự án.
Khi “thai
nghén” một ý tưởng phục vụ cộng đồng, tác giả nào cũng mong muốn “đứa con tinh
thần” của mình sẽ có ngày chào đời và lớn mạnh cứng cáp. Mong ước này chỉ có thể
thực hiện được khi có một nhà mạnh thường quân nhận làm “cha đỡ đầu” tài trợ cho
dự án, vì thực tế là ít có vị “cha đẻ” nào có đủ khả năng tài chính để tự mình
“nuôi dưỡng” được “đứa con” ấy. Vậy phải làm gì để tìm được “người cha đỡ đầu”
phù hợp? Khi tìm gặp rồi, làm sao để thuyết phục người ấy nhận lời vì “đứa bé”
dự án ấy vẫn chưa thành hình?
Những lời khuyên sau đây được lược trích từ
trang web của tổ chức The Community Fund của Vương quốc Anh, một tổ chức chuyên
tài trợ cho các dự án cộng đồng phục vụ cho những đối tượng chịu nhiều thiệt
thòi nhất trong xã hội.
Trước khi bắt tay vào việc viết dự án, bạn
cần xác định nhà tài trợ thích hợp và tìm hiểu kỹ về chính sách của họ để tránh
sử dụng những cụm từ có thể khiến họ mất cảm tình và bác bỏ dự án của bạn. Ngoài
ra, bạn hãy cẩn thận khi sử dụng các từ viết tắt hoặc những khái niệm. Trước khi
bạn gửi hồ sơ dự án đến cho một tổ chức để xin tài trợ, bạn nên nhờ một người
khác đọc lại để bạn biết chỗ nào cần phải giải thích thêm cho rõ
ràng.
Trình bày dự án của mình một cách chuyên nghiệp. Một ý tưởng bình
thường được trình bày tốt sẽ dễ xin được tài trợ hơn là một ý tưởng hay nhưng
lại được thể hiện một cách sơ sài!
Một dự án tốt sẽ thể hiện những đặc
điểm sau đây:
- Tính sáng tạo: ý tưởng dự án phải tương đối mới đối với
nhà tài trợ.
- Tính toàn diện: Những vấn đề phức tạp đòi hỏi những giải
pháp toàn diện. Dự án phải thể hiện rằng tác giả đã xem xét thấu đáo hết tất cả
các khía cạnh của vấn đề khi xây dựng dự án và hợp tác với những đối tác phù
hợp.
- Tính bền vững: dự án cần thể hiện cách thức đánh giá dự án để bảo
đảm thành công và dự án sẽ tiếp tục như thế nào sau khi nguồn tài trợ bị
cắt.
- Kinh nghiệm: dự án phải chứng minh được rằng tác giả có kinh
nghiệm trong lĩnh vực được đề cập trong dự án, đồng thời cũng nêu rõ những nhược
điểm của tác giả.
- Chuẩn bị: Dự án phải cho thấy rằng tác giả đã thực
hiện những bước chuẩn bị cần thiết như tìm hiểu về nhà tài trợ và về những vần
đề liên quan đến dự án. Hãy miêu tả những công việc chuẩn bị đó và chỉ ra nét
tương thích giữa dự án với những tư tưởng tiên tiến trong lĩnh vực của dự
án.
- Sự hợp tác: Thể hiện tính hợp tác với đối tượng phục vụ của dự án.
Dự án sẽ hiếm khi thành công nếu không có ý kiến đóng góp của những người
này.
- Đối tượng thụ hưởng: Khi viết dự án, hãy luôn đặt đối tượng thụ
hưởng ở trọng tâm. Đừng đặt nặng nhu cầu riêng của tác giả hay nội bộ tổ
chức.
- Sự cam kết: Những nhà tài trợ thường muốn hỗ trợ những dự án ưu
tiên của một tổ chức. Vì thế, dự án cũng cần thể hiện sự đầu tư của chính tác
giả/tổ chức ở một mức độ nào đó ví dụ như tài chính, nhân lực hoặc địa điểm. Dự
án cũng cần nêu rõ quyết tâm thực hiện dự án của tác giả/tổ chức cho dù dự án có
được tài trợ hay không.
- Đánh giá: Tất cả các nhà tài trợ đều muốn biết
dự án sẽ được theo dõi, đánh giá tiến độ và mức độ thành công như thế nào. Ngay
từ đầu, nếu tác giả dự án nêu rõ cách thức đánh giá dự án sẽ tạo được ấn tượng
về mức độ cam kết của tác giả đối với dự án.
- Tính liên tục: Các dự án
cần nêu rõ kế hoạch tìm kiếm tài trợ kinh phí từ những nguồn khác để dự án đươc
thực hiện liên tục. Làm được điều này, tức là bạn đã lọt được vào top 25% trong
danh sách dự án chờ duyệt tài trợ.
- Phạm vi tác động: Một dự án mang
tính điển hình và có có kế hoạch triển khai đến các đối tượng rộng hơn sẽ thuyết
phục nhà tài trợ hơn.
Khi quyết định tài trợ cho 12 dự án trong số 350 hồ
sơ đưa ra những cách thức giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng tài chính
để giúp những người nghèo kiểm soát tài chính cho chính mình tốt hơn, Giám đốc
tổ chức FSA của Vương quốc Anh cho biết: “Tài trợ cho những ý tưởng sáng tạo này
được thực thi, chúng tôi muốn giúp cho những tổ chức đang trực tiếp tham gia vào
việc này giải quyết tốt hơn những vấn đề về nhận thức và yếu kém trong năng lực
quản lý tài chính.
Những dự án này sẽ giúp phát hiện những giải pháp hay
có thể chia sẻ để có lợi cho nhiều người ở Vương quốc Anh. Để biết nội dung
chính của 12 dự án này, bạn có thể truy cập vào trang web [You must be registered and logged in to see this link.]
Trang
web Community Fund của Vương quốc Anh [You must be registered and logged in to see this link.] sẽ cho bạn biết những đặc
điểm chung của những hồ sơ dự án không thành công khi xin tài trợ. Trong trang
web này, bạn cũng có thể tìm thấy những hướng dẫn trình bày một dự án cộng đồng
sao cho thuyết phục. Ngoài ra, bạn cũng sẽ tìm thấy ở đây rất nhiều dự án cụ thể
đã được tổ chức này tài trợ.
Williambi- Tổng số bài gửi : 111
Reputation : 7
Join date : 29/06/2010
Đến từ : HO CHI MINH City
Similar topics
» Tinh nghịch với trang phục yếm
» Làm thế nào để xây dựng hạnh phúc gia đình?
» Chinh Phục Đỉnh Fansipang
» Hòa Bình: Phục dựng các lễ hội truyền thống
» Cách chinh phục tiểu thư nhà giàu
» Làm thế nào để xây dựng hạnh phúc gia đình?
» Chinh Phục Đỉnh Fansipang
» Hòa Bình: Phục dựng các lễ hội truyền thống
» Cách chinh phục tiểu thư nhà giàu
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG :: THẢO LUẬN CHUNG-CÙNG KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG QUANH TA :: VIỆC LÀM CHO MỌI NGƯỜI :: Khởi nghiệp.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Apr 18, 2013 4:08 pm by vi_noho84
» Chung cư Văn Phú Victoria, giá 15.5tr, 112m, tầng 12
Thu Sep 20, 2012 10:13 am by btthom
» Chung cư Megastar Xuân Đỉnh, 90m, tầng 15, giá 21tr
Thu Sep 20, 2012 10:10 am by btthom
» Chung cư Dương Nội 86m, căn số 5, giá 16.5tr
Thu Sep 20, 2012 10:08 am by btthom
» Chung cư CT6 văn Khê, 100m CT6, tầng 9, căn 9, giá 17tr
Thu Sep 20, 2012 10:05 am by btthom
» Chung cư Dream Town Coma 6, 89.5m, tầng 1107, giá 18tr/m
Thu Sep 20, 2012 10:02 am by btthom
» Chung cư Tân Việt, 78m, tầng 6, giá 11tr
Thu Sep 20, 2012 9:46 am by btthom
» Chung cư Văn Khê Hà Đông, 91m, căn 4A Tòa CT5A, giá 21tr/m
Thu Sep 20, 2012 9:39 am by btthom
» Chung cư Làng Việt Kiều Châu Âu, 145m, tầng 809, Tòa T2, giá 21.5tr
Thu Sep 20, 2012 9:26 am by btthom