Latest topics
Thống Kê
Hiện có 11 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 11 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 365 người, vào ngày Thu Oct 10, 2024 4:45 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 46 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: asukantn
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 455 in 403 subjects
Social bookmarking
Tìm kiếm
'Học sinh đánh nhau chỉ vì bị cho là nhìn đểu'
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG :: THẢO LUẬN CHUNG-CÙNG KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG QUANH TA :: GIÁO DỤC-VÌ TƯƠNG LAI-VÌ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC :: Tin tức,văn bản ,quy định mới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
'Học sinh đánh nhau chỉ vì bị cho là nhìn đểu'
"Bạo lực học đường có xu hướng tăng, lý do chỉ vì ghen tức, thậm chí bị cho là nhìn đểu", thiếu tướng Phạm Thanh Đàm, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nhận định.
Ngày 28/7 tại hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau tổ chức ở Hà Nội, thiếu tướng Phạm Thanh Đàm cho biết, tỷ lệ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên cả nước (trung bình 10.000 vụ mỗi năm). Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng phạm tội rồi quay clip đưa lên mạng Internet.
Năm 2009-2010 đã xảy ra 7 vụ học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí dẫn đến chết người. Học sinh không chỉ bạo lực trong trường mà còn cấu kết với thanh thiếu niên đã bỏ học đánh học sinh khác hoặc tổ chức đánh hội đồng. Tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp.
"Bạo lực trong học đường không giảm mà có xu hướng tăng. Những vụ án sử dụng vũ khí ngày càng nhiều với vũ khí gây thương tích nặng. Lý do chỉ vì mâu thuẫn, vì ghen tức, thậm chí chỉ vì cho rằng bị nhìn đểu", ông Đàm cho biết.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý cung cấp thông tin, từ đầu năm học 2009 đến nay, toàn quốc đã xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau, hơn 700 em đã bị đuổi học, gần 1.000 học sinh bị khiển trách, 1.500 học sinh bị cảnh cáo. "Bên cạnh tính hiếu thắng của tuổi mới lớn thì việc quan tâm, dạy dỗ của nhà trường và gia đình không tốt cũng là yếu tố khiến các em mắc lỗi", ông Quý nói.
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giảm thiểu bạo lực học đường. Thiếu tướng Phạm Thanh Đàm cho biết, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã xây dựng mô hình thí điểm về quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư tại một số nơi như Hà Nội, TP HCM, Nghệ An để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn quốc.
Từ góc độ giáo dục, ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, trường đã xây dựng chương trình giáo dục đặc biệt nhằm đảm bảo đầu ra cho học sinh.
"5 năm trường dạy giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm được quan tâm đặc biệt, có việc gì xảy ra giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt để kịp thời giải quyết. Ngoài ra, trường còn có một văn phòng tư vấn học đường để hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh khi cần", ông Lâm chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Trần Thanh Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang chia sẻ kinh nghiệm về mô hình đại diện hội phụ huynh trực tiếp tư vấn cho học sinh, áp dụng từ năm 2006 và rất hiệu quả. "Bố mẹ là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến các em. Mỗi buổi học có 1-2 phụ huynh ở phòng tư vấn của trường để trực tiếp tư vấn tâm lý cho học sinh. Họ rất hăng hái phân ca và chia nhau trực. Tình trạng bạo lực trong nhà trường cũng giảm hẳn", ông Đức nói.
Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định thầy cô không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Mỗi trường cần thành lập đội an ninh học đường với nòng cốt là Đoàn thanh niên, bảo vệ nhà trường phối hợp cùng công an, chính quyền địa phương.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng hiện nay hầu hết trường đều coi học sinh là trọng tâm. Tuy nhiên, người thầy cũng cần được đánh giá là trung tâm để từng bước biến quá trình dạy học thành tự học có sự hướng dẫn của giáo viên một cách tối ưu, thực hiện "trường học thân thiện, học sinh tích cực".
"Các trường nên tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh, tiến tới có giáo trình và biên chế cho những giáo viên dạy chuyên ngành này. Mặt khác, khi học sinh có những hành động bạo lực cũng phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình", ông Nhân nói.
-------------
Nguồn_vnexpress
Ngày 28/7 tại hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau tổ chức ở Hà Nội, thiếu tướng Phạm Thanh Đàm cho biết, tỷ lệ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên phạm tội và vi phạm pháp luật chiếm 1/4 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trên cả nước (trung bình 10.000 vụ mỗi năm). Không chỉ nam giới mà nữ giới cũng phạm tội rồi quay clip đưa lên mạng Internet.
Năm 2009-2010 đã xảy ra 7 vụ học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí dẫn đến chết người. Học sinh không chỉ bạo lực trong trường mà còn cấu kết với thanh thiếu niên đã bỏ học đánh học sinh khác hoặc tổ chức đánh hội đồng. Tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp.
"Bạo lực trong học đường không giảm mà có xu hướng tăng. Những vụ án sử dụng vũ khí ngày càng nhiều với vũ khí gây thương tích nặng. Lý do chỉ vì mâu thuẫn, vì ghen tức, thậm chí chỉ vì cho rằng bị nhìn đểu", ông Đàm cho biết.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý cung cấp thông tin, từ đầu năm học 2009 đến nay, toàn quốc đã xảy ra gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau, hơn 700 em đã bị đuổi học, gần 1.000 học sinh bị khiển trách, 1.500 học sinh bị cảnh cáo. "Bên cạnh tính hiếu thắng của tuổi mới lớn thì việc quan tâm, dạy dỗ của nhà trường và gia đình không tốt cũng là yếu tố khiến các em mắc lỗi", ông Quý nói.
Bạo lực trong học đường đang ngày càng gia tăng. |
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm quản lý, giảm thiểu bạo lực học đường. Thiếu tướng Phạm Thanh Đàm cho biết, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã xây dựng mô hình thí điểm về quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư tại một số nơi như Hà Nội, TP HCM, Nghệ An để rút kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn quốc.
Từ góc độ giáo dục, ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho biết, trường đã xây dựng chương trình giáo dục đặc biệt nhằm đảm bảo đầu ra cho học sinh.
"5 năm trường dạy giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm được quan tâm đặc biệt, có việc gì xảy ra giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt để kịp thời giải quyết. Ngoài ra, trường còn có một văn phòng tư vấn học đường để hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh khi cần", ông Lâm chia sẻ kinh nghiệm.
Ông Trần Thanh Đức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang chia sẻ kinh nghiệm về mô hình đại diện hội phụ huynh trực tiếp tư vấn cho học sinh, áp dụng từ năm 2006 và rất hiệu quả. "Bố mẹ là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến các em. Mỗi buổi học có 1-2 phụ huynh ở phòng tư vấn của trường để trực tiếp tư vấn tâm lý cho học sinh. Họ rất hăng hái phân ca và chia nhau trực. Tình trạng bạo lực trong nhà trường cũng giảm hẳn", ông Đức nói.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nói: "Để giáo dục nhân cách giới trẻ cần huy động sức mạnh toàn dân tộc". |
Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định thầy cô không chỉ giỏi chuyên môn mà còn phải là tấm gương cho học sinh noi theo. Mỗi trường cần thành lập đội an ninh học đường với nòng cốt là Đoàn thanh niên, bảo vệ nhà trường phối hợp cùng công an, chính quyền địa phương.
Phát biểu tại hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng hiện nay hầu hết trường đều coi học sinh là trọng tâm. Tuy nhiên, người thầy cũng cần được đánh giá là trung tâm để từng bước biến quá trình dạy học thành tự học có sự hướng dẫn của giáo viên một cách tối ưu, thực hiện "trường học thân thiện, học sinh tích cực".
"Các trường nên tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh, tiến tới có giáo trình và biên chế cho những giáo viên dạy chuyên ngành này. Mặt khác, khi học sinh có những hành động bạo lực cũng phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình", ông Nhân nói.
-------------
Nguồn_vnexpress
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG :: THẢO LUẬN CHUNG-CÙNG KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG QUANH TA :: GIÁO DỤC-VÌ TƯƠNG LAI-VÌ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC :: Tin tức,văn bản ,quy định mới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Apr 18, 2013 4:08 pm by vi_noho84
» Chung cư Văn Phú Victoria, giá 15.5tr, 112m, tầng 12
Thu Sep 20, 2012 10:13 am by btthom
» Chung cư Megastar Xuân Đỉnh, 90m, tầng 15, giá 21tr
Thu Sep 20, 2012 10:10 am by btthom
» Chung cư Dương Nội 86m, căn số 5, giá 16.5tr
Thu Sep 20, 2012 10:08 am by btthom
» Chung cư CT6 văn Khê, 100m CT6, tầng 9, căn 9, giá 17tr
Thu Sep 20, 2012 10:05 am by btthom
» Chung cư Dream Town Coma 6, 89.5m, tầng 1107, giá 18tr/m
Thu Sep 20, 2012 10:02 am by btthom
» Chung cư Tân Việt, 78m, tầng 6, giá 11tr
Thu Sep 20, 2012 9:46 am by btthom
» Chung cư Văn Khê Hà Đông, 91m, căn 4A Tòa CT5A, giá 21tr/m
Thu Sep 20, 2012 9:39 am by btthom
» Chung cư Làng Việt Kiều Châu Âu, 145m, tầng 809, Tòa T2, giá 21.5tr
Thu Sep 20, 2012 9:26 am by btthom