Latest topics
Thống Kê
Hiện có 31 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 31 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 365 người, vào ngày Thu Oct 10, 2024 4:45 pm
Statistics
Diễn Đàn hiện có 46 thành viênChúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: asukantn
Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 455 in 403 subjects
Social bookmarking
Tìm kiếm
Lễ hội trong đời sống của người Mường Hòa Bình
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG :: THẢO LUẬN CHUNG-CÙNG KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG QUANH TA :: VĂN HOÁ-DU LỊCH BỐN PHƯƠNG.Now! Les't go? :: Những nền văn hoá,lịch sử,phong tục tập quán Việt và trên thế giới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lễ hội trong đời sống của người Mường Hòa Bình
Hòa Bình là tỉnh cửa ngõ vùng Tây Bắc giáp với Thủ đô Hà Nội, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử của nền văn hóa Hòa Bình được nhiều nhà khảo cổ phát hiện.
Khi nhắc đến văn hóa Hòa Bình, không thể không nhắc tới văn hóa của người Mường.
Trong cộng đồng bảy dân tộc gồm Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh và Hoa đang sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình thì người Mường chiếm tới 63,3% và được gắn liền với những địa danh nổi tiếng là Bi, Vang, Thàng, Động, cùng áng sử thi “Đẻ đất, đẻ nước.”
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường Hòa Bình có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình.
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường Hòa Bình vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó, lễ hội được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của người Mường, bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật....
Bà Bùi Thị Chiển, Giám đốc sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, người Mường Hòa Bình cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc tổ chức lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống, là nhu cầu của một làng, một mường. Có mường thì tổ chức lễ hội mỗi năm một lần, có mường hai, ba năm tổ chức một lần tùy theo điều kiện.
Thường vào mùa xuân, ở các vùng Mường trong tỉnh Hòa Bình bắt đầu tổ chức lễ hội, không chỉ để vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Qua các lễ hội người ta gửi gắm hy vọng vào một mùa bội thu, một năm mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho cả bản mường.
Nét đặc trưng ở các lễ hội dân gian của người dân tộc Mường thường thể hiện sự kết nối của cộng đồng, tinh thần đoàn kết, gắn bó của một bản Mường, một vùng Mường.
Trong lễ hội, phần lễ thường được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Theo quan niệm của người Mường, họ thường thờ cúng những vị thần, thánh, có thể là thần Đất, thần Nước, tổ tiên hoặc người có công lao dựng làng, dựng mường…
Là sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh sâu sắc, các nghi lễ thể hiện sự sống hòa mình cùng thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên của một cộng đồng Mường.
Ngày nay, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến và giữ đựơc nguyên những nét đặc trưng vốn có từ xa xưa. Ví như mâm cỗ cúng trong các lễ hội, hầu hết tất cả đều là thứ được săn bắn từ rừng về, bắt được từ suối lên hay do người dân tự trồng cấy. Nó vừa có tính chất từ thiên nhiên vừa chứa đựng tấm lòng của người dân đối với các vị thần linh.
Mỗi nghi lễ lại kèm theo một sinh hoạt văn hóa như đánh cồng chiêng, cúng Mo, thổi kèn, múa quạt và những hoạt động vui chơi, giải trí như đánh mảng, ném còn, bắn nỏ, chơi đu, thi hát đối, thường đang, bọ mẹng…
Những hình thức nghệ thuật này từ chỗ để truyền đạt cho thần linh niềm mơ ước, sự biết ơn của dân làng đã trở thành những hoạt động để đáp ứng đời sống tinh thần hàng ngày của người dân.
Để bảo tồn và phát huy được bản sắc truyền thống của dân tộc Mường Hòa Bình, Bà Hoàng Thị Chiển cho biết thêm: “Phải chắt lọc làm sao để việc tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phù hợp với từng vùng, từng mường. Việc phục dựng, khơi dậy các lễ hội truyền thống phải được thực hiện, cơ quan chức năng phải nghiên cứu đồng thời chính quyền địa phương các cấp cũng phải quan tâm để tổ chức lễ hội cho đúng ý nghĩa và quy mô của nó."
Lễ hội dân gian truyền thống của người Mường dù ở mỗi vùng khác nhau nhưng đều có một nét chung là phản ánh nét đẹp của cộng đồng dân tộc hướng về cội nguồn và thể hiện quan niệm sống, ý nghĩa tâm linh của họ.
Do đó, việc phục dựng và phát huy những lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường, đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch để giới thiệu cho du khách biết về hình ảnh con người và vùng đất Hòa Bình./.
Khi nhắc đến văn hóa Hòa Bình, không thể không nhắc tới văn hóa của người Mường.
Trong cộng đồng bảy dân tộc gồm Mường, Dao, Thái, Tày, Mông, Kinh và Hoa đang sinh sống trên mảnh đất Hòa Bình thì người Mường chiếm tới 63,3% và được gắn liền với những địa danh nổi tiếng là Bi, Vang, Thàng, Động, cùng áng sử thi “Đẻ đất, đẻ nước.”
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường Hòa Bình có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình.
Lễ hội Xuống đồng của người Mường Hòa Bình. |
Bà Bùi Thị Chiển, Giám đốc sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, người Mường Hòa Bình cũng giống như nhiều dân tộc khác, việc tổ chức lễ hội là một hoạt động sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa giáo dục truyền thống, là nhu cầu của một làng, một mường. Có mường thì tổ chức lễ hội mỗi năm một lần, có mường hai, ba năm tổ chức một lần tùy theo điều kiện.
Thường vào mùa xuân, ở các vùng Mường trong tỉnh Hòa Bình bắt đầu tổ chức lễ hội, không chỉ để vui chơi mà còn là dịp để bà con thỉnh cầu ước nguyện với trời đất, thần thánh, tổ tiên cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Qua các lễ hội người ta gửi gắm hy vọng vào một mùa bội thu, một năm mới ấm no, hạnh phúc, bình yên cho cả bản mường.
Nét đặc trưng ở các lễ hội dân gian của người dân tộc Mường thường thể hiện sự kết nối của cộng đồng, tinh thần đoàn kết, gắn bó của một bản Mường, một vùng Mường.
Trong lễ hội, phần lễ thường được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Theo quan niệm của người Mường, họ thường thờ cúng những vị thần, thánh, có thể là thần Đất, thần Nước, tổ tiên hoặc người có công lao dựng làng, dựng mường…
Là sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh sâu sắc, các nghi lễ thể hiện sự sống hòa mình cùng thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên của một cộng đồng Mường.
Ngày nay, những sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh vẫn còn rất phổ biến và giữ đựơc nguyên những nét đặc trưng vốn có từ xa xưa. Ví như mâm cỗ cúng trong các lễ hội, hầu hết tất cả đều là thứ được săn bắn từ rừng về, bắt được từ suối lên hay do người dân tự trồng cấy. Nó vừa có tính chất từ thiên nhiên vừa chứa đựng tấm lòng của người dân đối với các vị thần linh.
Mỗi nghi lễ lại kèm theo một sinh hoạt văn hóa như đánh cồng chiêng, cúng Mo, thổi kèn, múa quạt và những hoạt động vui chơi, giải trí như đánh mảng, ném còn, bắn nỏ, chơi đu, thi hát đối, thường đang, bọ mẹng…
Những hình thức nghệ thuật này từ chỗ để truyền đạt cho thần linh niềm mơ ước, sự biết ơn của dân làng đã trở thành những hoạt động để đáp ứng đời sống tinh thần hàng ngày của người dân.
Để bảo tồn và phát huy được bản sắc truyền thống của dân tộc Mường Hòa Bình, Bà Hoàng Thị Chiển cho biết thêm: “Phải chắt lọc làm sao để việc tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, phù hợp với từng vùng, từng mường. Việc phục dựng, khơi dậy các lễ hội truyền thống phải được thực hiện, cơ quan chức năng phải nghiên cứu đồng thời chính quyền địa phương các cấp cũng phải quan tâm để tổ chức lễ hội cho đúng ý nghĩa và quy mô của nó."
Lễ hội dân gian truyền thống của người Mường dù ở mỗi vùng khác nhau nhưng đều có một nét chung là phản ánh nét đẹp của cộng đồng dân tộc hướng về cội nguồn và thể hiện quan niệm sống, ý nghĩa tâm linh của họ.
Do đó, việc phục dựng và phát huy những lễ hội dân gian truyền thống là việc làm cần thiết, góp phần gìn giữ và phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường, đồng thời thúc đẩy tiềm năng du lịch để giới thiệu cho du khách biết về hình ảnh con người và vùng đất Hòa Bình./.
Similar topics
» Người đẹp duyên dáng trong tà áo dài.
» Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái
» Huy Khánh: ‘Trong tình yêu tôi bất bại’
» Con người - Đời người - Làm người
» 5 yếu tố trong lập kế hoạch kinh doanh
» Đám cưới người Dao đỏ ở Yên Bái
» Huy Khánh: ‘Trong tình yêu tôi bất bại’
» Con người - Đời người - Làm người
» 5 yếu tố trong lập kế hoạch kinh doanh
DIỄN ĐÀN 24H CUỘC SỐNG :: THẢO LUẬN CHUNG-CÙNG KHÁM PHÁ CUỘC SỐNG QUANH TA :: VĂN HOÁ-DU LỊCH BỐN PHƯƠNG.Now! Les't go? :: Những nền văn hoá,lịch sử,phong tục tập quán Việt và trên thế giới.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Thu Apr 18, 2013 4:08 pm by vi_noho84
» Chung cư Văn Phú Victoria, giá 15.5tr, 112m, tầng 12
Thu Sep 20, 2012 10:13 am by btthom
» Chung cư Megastar Xuân Đỉnh, 90m, tầng 15, giá 21tr
Thu Sep 20, 2012 10:10 am by btthom
» Chung cư Dương Nội 86m, căn số 5, giá 16.5tr
Thu Sep 20, 2012 10:08 am by btthom
» Chung cư CT6 văn Khê, 100m CT6, tầng 9, căn 9, giá 17tr
Thu Sep 20, 2012 10:05 am by btthom
» Chung cư Dream Town Coma 6, 89.5m, tầng 1107, giá 18tr/m
Thu Sep 20, 2012 10:02 am by btthom
» Chung cư Tân Việt, 78m, tầng 6, giá 11tr
Thu Sep 20, 2012 9:46 am by btthom
» Chung cư Văn Khê Hà Đông, 91m, căn 4A Tòa CT5A, giá 21tr/m
Thu Sep 20, 2012 9:39 am by btthom
» Chung cư Làng Việt Kiều Châu Âu, 145m, tầng 809, Tòa T2, giá 21.5tr
Thu Sep 20, 2012 9:26 am by btthom